HIỆP HÔN ĐỊNH CUỘC
- Thiên Việt
Trong bảng “Ngũ Hành hiệp hôn” sau đây (hình 1) tính độ cát hung cho các cung mệnh Ngũ Hành nam nữ khi cưới vợ lấy chồng. Để biết sự Sinh Khắc của Ngũ Hành, xin xem bài “Ngũ Hành và Ngũ mệnh đặc quái”.
Ngoài những cách sinh khắc nói trong biện chứng, Ngũ hành còn có thuyết tuy cùng một hành nhưng có sinh (tương hợp) có khắc (xung, hình, khắc), tuổi nào hợp nhau và cân được hành nào hô trợ để có cách hợp, hay hóa giải cách khắc, như sau :
Tương Sinh
- LƯỠNG KIM thành khí (hợp thành vật dụng)
- LƯỠNG THỔ thành sơn (hợp lại thành núi)
- LƯỠNG MỘC thành lâm (hợp lại thành rừng cây)
- LƯỠNG HỎA thành viên (hợp thành sức nóng)
- LƯỠNG THỦY thành xuyên (hợp lại thành sông)
Tương Khắc
- Lưỡng KIM khuyết (bể mất một)
- Lưỡng MỘC chiết (gảy mất một)
- Lưỡng THỦY kiệt (khô cạn hết)
- Lưỡng HỎA diệt (tắt tất cả)
- Lưỡng THỔ liệt (nhảo nát không dùng được)
Nên khi xét biện chứng của ngũ hành, chúng ta nên xét đến yếu tố nạp âm, vì khắc chưa phải đã hung, còn sinh chưa hẳn đã tốt.
Khi luận các cách sinh khắc trên, người xưa đã lây biện chứng đê giải thích :
Nói về HÀNH KIM :
Muốn lưỡng Kim thành khí, mệnh phải thuộc Hải Trung Kim, Sa Trung Kim hoặc Bạch Lạp Kim tức kim loại chưa tinh chế, phải nhờ có Hỏa mới thành khí, nhưng phải là Lư Trung Hỏa hay Phù Đăng Hỏa mới thích hợp.
Những Hỏa khác khắc kỵ với Kim (Hỏa khắc Kim). Như Thoa Xuyến Kim, Kiếm Phong Kim, Kim Bạch Kim gặp Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa trở thành Kim khuyết, ví như kim loại mà gặp lửa sẽ bị nóng chảy hay sứt mẻ.
Nói về HÀNH MỘC :
Khi muốn lưỡng Mộc thành lâm, tức phải có nhiều cây chụm lại mới thành rừng, gồm những cây như Tùng Bá Mộc, Dương Liễu Mộc hay Bình Địa Mộc, nhưng phải nhờ Đại Trạch Thổ, Sa Trung Thổ hay Lộ Bàng Thổ thuộc những vùng đất lớn, nên Tùng Bá và Dương Liễu Mộc không khắc Thổ, trái lại phải nhờ Thổ. Còn Đại Lâm Mộc khắc với ba hành Thổ trên (khắc xuất), nhưng gặp Kim sẽ thành Mộc chiết (khắc nhập).
Nói về HÀNH THỦY :
Khi lưỡng Thủy thành xuyên phải là Tuyền Trung Thủy phối hợp với Đại Khê Thủy hay Giang Hà Thủy phối hợp với Trường Lưu Thủy, hoặc cả hai phối hợp với Đại Hải Thủy mới thành sông to, biển lớn. Những hành Thủy này tạo dựng thành công bằng chính bản thân không nhờ ai (như Kim, Mộc), chỉ có Thiên Hà Thủy không phối hợp được với bất cứ mệnh Thủy nào khác.
Thổ chỉ khắc được Thủy làm Thủy kiệt, với các hành như Tuyền Trung Thủy, Đại Khê Thủy, Trường Lưu Thủy, đất bồi làm mất dòng chảy của nước; nhưng không chế ngự được với Giang Hà Thủy, Đại Hải Thủy những sông to biển lớn hay Thiên Hà Thủy nước trên trời.
Nói về HÀNH HỎA :
Để được lưỡng Hỏa thành viên phải có Lư Trung Hỏa phối hợp với Phù Đăng Hỏa, hay Sơn Đầu Hỏa với Sơn Hạ Hỏa, hoặc Tích Lịch Hỏa với Thiên Thượng Hỏa. Về 4 mệnh Hỏa đầu cần có thêm Mộc để đạt đến mục đích lửa to cháy lớn, được sinh nhập (Mộc sinh Hỏa), còn hai hành Hỏa từ trên trời không cần đến Mộc vẫn phát huy được tính cách lưỡng Hỏa thành viên của mình.
Còn Hỏa diệt khi Lư Trung, Phù Đăng, Sơn Đầu, Sơn Hạ Hỏa gặp phải nước (Thủy khắc Hỏa) là khắc nhập. Riêng Tích Lịch Hỏa, Thiên Thượng Hỏa chỉ khắc Thiên Hà Thủy.
Nói về HÀNH THỔ :
Muốn lưỡng Thổ thành sơn, chỉ có Lộ Bàng Thổ, Sa Trung Thổ hay Đại Trạch Thổ phối hợp nhau không cần sự tiếp tay của những hành khác, 3 mệnh Thổ còn lại không thể thành núi vì những Thổ này rời rạc và nhỏ bé, muốn thành núi phải nhờ đến Hỏa tiếp tay diệt Mộc, tức lửa đốt cháy cây để thành đất. 3 mệnh Lộ Bàng, Sa Trung, Đại Trạch Thổ nếu có Hỏa sẽ thêm tốt, công danh sự nghiệp sẽ phất càng cao thêm.
Tính đến Thổ liêt cả lục Thổ đều kỵ Mộc, tức khắc nhập (Mộc khắc Thổ), cây có thể mọc khắp nơi trên mọi loại đất, từ đất nóc nhà, đất bờ tường, đầu thành hay đất đầm lầy, bãi cát, đường lộ; ngoài Mộc nhiêu mệnh Thổ còn đại kỵ khi gặp phải các hành Thủy sau đây, dù là khắc xuất nhưng từ thứ hung sang đại hung :
- Lộ Bàng Thổ và Đại Trạch Thổ gặp Giang Hà Thủy và Trường Lưu Thủy, sẽ làm cho đất lỡ lún.
- Sa Trung Thổ gặp Đại Khê Thủy hay Tuyền Trung Thủy làm cho sói mòn.
- Thành Đầu Thổ, Bích Thượng Thổ và Ốc Thượng Thổ rất sợ Thiên Hà Thủy làm cho đất nhão nhoẹt đến hủy diệt.
Để thành công qua các cách trên, như lưỡng Kim thành khí phải nhờ có Hỏa, lưỡng Mộc thành lâm phải có Thổ, lưỡng Hỏa thành viên phải có Mộc và lưỡng Thổ thành sơn phải có Hỏa, còn lưỡng Thủy thành xuyên không cần mệnh nào gián tiếp hỗ trợ.
Những hành gián tiếp hỗ trợ được hiểu theo nghĩa đen như sau : trong công việc kinh doanh hai người cùng hợp tác, nếu cùng một mệnh cần thêm người thứ ba phục vụ, hành Kim tìm người mệnh Hỏa, hành Mộc tìm người mệnh Thổ, hành Hỏa tìm người mệnh Mộc, hành Thổ tìm người mệnh Hỏa. Trong đó nên tránh những mệnh tương khắc.
Còn trong hôn sự, cổ nhân thường có câu “nhất gái lớn hai, nhì trai hơn một” qua những điển hình sau.
Thí dụ : trai Kỷ Sửu lấy gái Canh Dần (trai hơn một), hay gái Canh Dần lấy trai Nhâm Thìn (gái lớn hai) sẽ hợp tốt theo câu phú trên.
Tính về sinh khắc : trai Kỷ Sửu mang hành Hỏa (Tích Lịch Hỏa) lấy gái Canh Dần (Tùng Bá Mộc) là Mộc sinh Hỏa, ở cách này người con gái sẽ trở thành nô lệ hơn là vợ chồng hạnh phúc, do gặp cảnh chồng chúa vợ tôi. Hậu quả về sau gia đạo thường bất hòa, trước tốt sau hung.
Còn gái Canh Dần lấy trai Nhâm Thìn (Trường Lưu Thủy) là Thủy sinh Mộc, tức người chồng sẽ lo cho vợ con, gia đình hòa thuận, cùng nhau “tát bể đông cũng cạn”, sẽ mang đến giàu sang phú quý. Bởi lẽ thường người vợ lớn tuổi hơn chồng trước sẽ biết tự lo cho bản thân, sau lo cho chồng con, không thụ động theo cảnh thường thấy ở những đôi vợ chồng. Còn người chồng tuy nhỏ tuổi nhưng lại là gia trưởng cũng biết lo lắng cho gia đình. Cả hai cùng bươn trải xây dựng cơ ngơi, không ai thụ động, nên của cải càng thêm lớn.
Còn vợ chồng đồng mệnh (không theo tuổi tác chỉ tính theo Ngũ Hành nạp âm), nên xem diễn giải sinh khắc đã nói, và sinh con theo tính tương hợp là tốt, còn sinh theo tính tương khắc là xấu. Trong công việc còn có thể thay đổi người thứ ba, với con cái chúng sẽ theo đuổi vận mệnh vợ chồng đến cuối đời.
Trong hôn nhân phần xem tuổi vợ chồng qua Ngũ Hành sinh khắc, nhiều người thường lo lắng như trai mệnh Thổ lấy gái mệnh Mộc (Mộc khắc Thổ) sẽ yểu thọ, vì cây sẽ hút hết chất màu mở của đất v.v…
Tuy nhiên, trong 5 hành đều có tính chất riêng là phần nạp âm, như Thổ có Lộ bàng Thổ, Sa trung Thổ, Đại trạch Thổ v.v… Nên khi gặp khắc mà tốt, còn thấy sinh lại xấu. Sau đây là tính chất sinh khắc của nạp âm :
HÀNH KIM :
Kiếm, Sa Kim phong lưỡng ban kim
Mộc mệnh nhược phòng tức khắc hiềm
Ngoại hữu tứ Kim giải kỵ Hỏa
Kiếm sa vô Hỏa bất thành hình.
Giải thích : Đừng nghĩ Hỏa khắc Kim, nếu mệnh là Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim mà hợp cùng người mệnh Hỏa trong hôn nhân, lại tốt đẹp vô cùng.
Kiếm Phong Kim (vàng trong kiếm) và Sa TrungKim (vàng trong cát), nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật dụng. Nhưng cả hai khắc với Mộc (Kim khắc Mộc) vì hình kỵ, dù Mộc hao Kim lợi (Kim được khắc xuất, mất phần khắc) nhưng vẫn chịu thế tiền cát hậu hung (trước tốt sau xấu), do Kim chưa tinh chế nên không hại được Mộc vượng, không chém được cây lại thêm tổn hại.
4 hành Kim còn lại là Hải Trung Kim (vàng trong biển), Bạch Lạp Kim (vàng trong sáp), Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức) và Kim Bạch Kim (kim loại màu) đều kỵ hành Hỏa.
HÀNH HỎA :
Tam Hỏa nguyên lai phách Thủy lưu
Thiên Thượng, Tích , Sơn hạ Hỏa
Thủy trung nhất ngô cân vương hâu
Giải thích : Ba loại Phù Đăng Hỏa (lửa đèn dầu), Lư Trung Hỏa (lửa bếp lò) và Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi) gặp hành Thủy sẽ khắc kỵ. Khi gặp nước ba thứ lửa trên sẽ bị dập tắt, đúng nghĩa Thủy khắc Hỏa, thuộc diện khắc nhập mất phần phúc.
Còn Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời) và Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét) lại cần phối hợp với hành Thủy, bởi có nước thì càng phát huy được tính chất, khí âm (thủy) gặp khí dương (hỏa) sẽ gây ra sấm sét.
HÀNH MỘC :
Bình Địa Mộc trung chỉ nhất sinh
Bất phùng Kim giả bất năng thành
Ngũ ban biệt Mộc kỵ Kim loại
Nhược ngộ đương nhiên bất đắc sinh
Giải thích : Trong Lục Mộc chỉ có Bình Địa Mộc (cây trên đất) không sợ Kim (Kim khắc Mộc), mà còn cần hòa hợp mới thành vật hữu dụng (cưa, búa đẻo gọt cây thành vật để dùng như tủ, bàn, ghế).
Những loại Mộc còn lại như Tù̀ng Bá Mộc (cây tùng già), Dương Liễu Mộc (cây dương liễu), Tang Đố Mộc (cây dâu tằm), Thạch Lựu Mộc (cây mọc trên đá) và Đại Lâm Mộc (cây trong rừng già) đều sợ Kim, nếu phối hợp sẽ tử biệt hay nghèo khổ suốt đời (Hưu Tù Tử). Những loại cây trong rừng (Đại Lâm, Tùng Bá), những cây sống chùm gửi (Thạch Lựu), cây còi (Dương Liễu) rất hay bị đốn chặt, khai quang.
HÀNH THỦY :
Đại Hải Thủy, Thiên Hà Thủy lưu
Nhị ban bất dữ Thổ vi cửu
Ngoại giả đô lai toàn kỵ Thổ
Phùng chi y lộc tất nan cầu.
Giải thích : Đại Hải Thủy (nước biển), Thiên Hà Thủy (nước trên trời) không sợ gặp Thổ dù Thổ khắc Thủy (Thủy hao Thổ lợi) vì đất không ở biển lớn hay trên trời, cả hai phối hợp cùng Thổ càng mau thành công, nếu thành vợ chồng sẽ dễ hiển đạt đường công danh phú quý.
Còn Trường Lưu Thủy (sông dài), Giang Hà Thủy (sông cái), Tuyền Trung Thủy (nước suối) và Đại Khê Thủy (nước khe) đều kỵ Thổ, nước chỉ làm lợi cho đất, số sẽ vất vả, nghèo khó, vì nước mất mát cho đất thêm màu mở.
HÀNH THỔ :
Lộ Bàng, Đại Trạch, Sa Trung Thổ
Đắc Mộc như đạt thanh vân lộ
Ngoại hữu tam ban phách Mộc gia
Phùng chi tất mệnh tu nhập mộ.
Giải thích : Lộ Bàng Thổ (đất đường lộ), Đại Trạch Thổ (đất đầm lầy) và Sa Trung Thổ (đất bãi cát) không sợ Mộc, vì cây không sống giữa đường cái quan hay trên bãi cát, đầm lầy. Cả ba hành Thổ này nếu gặp Mộc không khắc dù Mộc khắc Thổ, Thổ hao Mộc lợi, trái lại còn có đường công danh, tài lộc thăng tiến không ngừng.
Thành Đầu Thổ (đất bờ thành), Bích Thượng Thổ (đất trên tường) và Ốc Thượng Thổ (đất nóc nhà) đều sợ Mộc, nhất là Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, như thân tự chôn xuống mộ. 3 hành Thổ này tuy không sợ Bình Địa Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bá Mộc nhưng không bền vững vì hình kỵ.
(Xem trong cuốn “Tướng mệnh và Hạnh phúc lứa đôi” của Thiên Việt, do nhà sách Văn Chương tổng phát hành toàn quốc, đầy đủ các bài xem về hôn nhân)
Thiên Việt
Trong hôn nhân, ngày tân hôn thật quan trọng với cô dâu chú rể, bởi trong đêm hôn phối cả hai mới hiểu rỏ nhau về tình dục và tính dục. Bài viết này cũng dành cho các nam nữ thanh niên thời nay đang tự tìm hiểu nhau, tức những vụ “ăn cơm trước kẻng”, hay đang cùng “sống thử” một thời gian v.v…
Thời trai tráng mới lớn, nam giới chỉ cần sau nửa tiếng là có thể chăn gối thêm lần nữa, do sức khoẻ lúc đó đang rất thịnh; từ tuổi trung niên (40 – 50) thời gian này kéo dài độ một hai tiếng, đến tuổi lục tuần trở lên phải mất tối thiểu một buổi. Tuy nhiên tinh trùng của họ không bao giờ cạn kiệt, dù thời gian bộ tuần hoàn sản xuất có chậm hơn và ít hơn xưa rất nhiều lần. Vì vậy chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy những ông “liệt lão” nhưng hồi dương ở độ tuổi 65, 70 vẫn có thể sinh sản ra con cái được là vậy.
NGOÀI TƯỚNG MỆNH
PHẢI HÒA HỢP TÌNH
DỤC
- NGUYỄN LÊ QUAN
(bài 1/4)
Lời nói đầu : Trang Blog “Thế giới tâm linh” đã nhận được nhiều thư bạn đọc qua phản hồi hay bằng thư điện tử, xin được trang Blog giải đáp các thắc mắc về đề tài xem “tuổi vợ chồng”.
Có nhiều câu hỏi đặt ra như “vợ chồng tôi xem tuổi rất hợp nhau, thầy còn nói sẽ có con đàn cháu đống. Nhưng đã năm năm rồi, chúng tôi vẫn chưa thể có con cùng nhau ? Có phải thầy đã coi sai hay không ?” hay thắc mắc “muốn giữ hạnh phúc gia đình, ngoài yếu tố tuổi tác, làm thế nào cho vợ chồng chung thủy không gặp cảnh “ông ăn chả bà ăn nem” gây cảnh ghen tuông mất hòa khí ?” v.v…
Những câu hỏi trên có phần liên quan đến trang Blog “Thế giới tâm linh” này, và cũng có phần liên quan đến nghĩa vụ vợ chồng. Vì nếu chỉ tin vào mệnh lý học thì không thể hoàn toàn đúng 100% được, bởi còn nhiều yếu tố ngoài mệnh vận (thuộc THỂ) là cuộc sống lứa đôi (thuộc DỤNG), nếu không có sự kết hợp hài hòa giữa tâm linh và đời sống thì 100 ông thầy coi đều sai tất cả.
Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc về đời sống vợ chồng (thể DỤNG), giúp bạn đọc tự hiểu thêm về hạnh phúc lứa đôi. Bài này được trích từ trong cuốn “Tướng mệnh và Hạnh phúc lứa đôi” của Thiên Việt, đã xuất bản, và trên Blog có thêm hình ảnh và lời chú giải rõ ràng.
Nguyễn Lê Quan

Vì trong hôn nhân, ngoài tình cảm đã có còn phải được sự đồng thuận trong nghĩa vụ vợ chồng. Nghĩa vụ ở đây là chuyện gối chăn, mới là yếu tố tạo ra hạnh phúc bền vững. Vì khi đã “yên cửa yên nhà” vợ chồng mới làm nên công danh sự nghiệp, không còn phân tâm mỗi khi nhớ lại việc chăn gối không thỏa mãn lòng người.
Ngày nay chuyện tình dục mà kẻ chê người lắc, nên dù có hợp tuổi đến đâu cũng dễ gây ra đỗ vỡ, không bền vững. Ngày nay còn qua sách báo, phim ảnh (như những tạp chí Penhour, Playboy, phim sex v.v…) làm ảnh hưởng nhiều đến đạo đức trong nếp sống gia đình, bởi từ đó cả hai đều có thể so sánh được mọi sự trong vấn đề tình dục như thể hình, những kiểu cách và cả những giây phút bên nhau.
Cho nên với đời sống hiện sinh và thực dụng như hiện nay, đã khiến nhiều đôi nam nữ cùng thỏa thuận yêu thử, sống thử, nhằm tìm hiểu nhau trước ngày cưới, như tính tình, đường tình dục, rồi cả hai mới thật sự đi đến chấp nhận hôn nhân. Nhất là nữ giới chịu nhiều thua thiệt, vì họ không biết tiết trinh đáng giá ngàn vàng thế nào, để rồi khi hai người không hợp đành phải chia tay đâm ra ân hận suốt đời.
Cũng từ nếp sống mới, mọi người mới ngộ ra rằng hai chữ tình yêu không phải chỉ đẹp như một bài thơ tình lãng mạn, mà trong tình yêu còn phải có tính dục, tình dục thứ phạm trù mà trời đất đã ban cho loài người từ thuở khai thiên lập địa.
Trong y học cho rằng tình dục trong nữ giới luôn cao hơn nam giới từ 2 đến 3 lần, lúc nào cũng sẵn sàng dù muốn hay không ham muốn; còn nam giới phải có điều kiện cương dương mới hoạt động được chức năng mà tạo hóa đã ban cho họ. Nữ có thể mang thai từ tuổi 13 khi bước vào tuổi dậy thì, nhưng nam phải từ 15, 16 tuổi trở lên mới có thể trở thành người đàn ông thực thụ.

Nữ giới lại không thể, vì sau thời kỳ mãn kinh người phụ nữ không còn khả năng thụ thai; cho nên từ tuổi dậy thì đến trung niên (16 đến 35), đường tình dục rất mãnh liệt, từ 40 đến 45 được xem thời kỳ hồi xuân, nhưng sự bền bỉ đã kém thời trưởng thành khá xa; đến sau thời kỳ mãn kinh đa số người trở nên khô khan, nếu không đồng thuận chuyện ái ân sẽ trở nên lãnh cảm. Vì thế trong thời gian này nhiều phụ nữ muốn vui lòng chồng làm tròn nghĩa vụ làm vợ, nhưng thể xác đã “khô” không còn hưng phấn, từ đó sinh ra hiện tượng chồng có tình nhân hay vợ bé, khiến gia đạo luôn bất hòa.
Nói như vậy cả nam lẫn nữ dù trẻ hay già đều phải có một đời sống tình dục tốt, và phải biết giữ gìn mới tạo được một mái ấm gia đình hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Nhưng muốn tốt, muốn giữ gìn đường tình dục sớm không bị “lão hóa”, phải bao gồm nhiều yếu tố và chỉ thiếu một hai yếu tố cũng có thể gây tan vỡ hạnh phúc.
Chính điều này khi các gia đình xem tuổi cưới vợ gả con, chọn ngày kén giờ, mong đôi nam nữ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống vợ chồng, nhưng bỗng nhiên chỉ vài năm sau có khi chỉ vài tháng sau, thấy hai vợ chồng trẻ đã đâm đơn xin ly dị.
Điều trên chỉ một phần trong đời sống “tâm linh”, vì ngày xưa các nhà mệnh lý học chưa nghĩ đến hay không viết ra những chuyện về tình trạng “yếu sinh lý”, “rối loạn cương dương”, “lãnh cảm”, đồng thời cũng không tính đến việc nam nữ gặp cảnh nông cạn, dài ngắn, to nhỏ bất cân xứng giữa hai vợ chồng. Nên dù hợp tuổi nhau thật đó nhưng vẫn phải chia tay.
Về mặt bệnh lý học trong tình dục, các vị lương y bác sĩ chỉ biết kê toa bốc thuốc, nhưng 10 phần chỉ gia giảm được 2, 3 phần, vì khoa học đã từng chứng minh dù nam giới có xuất tinh nhưng đâu hiểu nổi khổ khi không đảm bảo đủ số lượng hay chất lượng của tinh trùng; hoặc tính lãnh cảm của phụ nữ không chỉ sau thời kỳ mãn kinh mới có, vì còn do tâm lý không ổn định với nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan v.v… không thể làm cửa tử cung rộng mở hay xuất ra chất hormone estrogen cho hàng triệu con tinh trùng bơi vào vùng noãn. Những nguyên nhân trên sẽ khiến vợ chồng vừa hiếm muộn con cái, vừa có tình yêu không chung thủy.
Những số liệu sau đây được lấy từ báo cáo của bác sĩ William Masters và tiến sĩ tâm lý học Virginia E. Johnson, được Tổ chức y tế thế giới (WHO) phổ biến từ những năm 1960 thế kỷ trước, cũng như người viết từng được các bác sĩ thân hữu chuyên khoa về phụ sản tư vấn. Những trích dẫn sau đây chỉ có mục đích dùng để tham khảo thêm :
Mệnh thuật đã phân rõ, nam giới thuộc Dương, chủ về nóng, cứng, chủ động. Nên khi làm nghĩa vụ họ phải có trên dưới một, hai phút mới có thể trở thành người đàn ông thực thụ, phải được trực tiếp hoặc gián tiếp mới có thể cương dương, như xe cần có xăng mới nổ được máy. Những người chậm trong vấn đề này, dù được máu dồn đến hay có trợ lực từ bên ngoài (hình ảnh sex chẳng hạn), nhưng vẫn không cương lên được, được gọi là “rối loạn cương dương”, đang ở tuổi thanh niên cần phải trị liệu, nếu không sẽ biến chứng thành bệnh “liệt dương”, còn từ tuổi 50 – 60 trở lên đang thuộc giai đoạn lão hóa, chuyện mềm cứng là lẽ thường tình, trị hay không là do mỗi người.
Nữ giới thuộc Âm, chủ về lạnh và mềm, tính thụ động, không cần khởi động trong nghĩa vụ làm vợ trong bất cứ không gian và thời gian nào; nhưng để đúng nghĩa, người nữ phải có cảm hứng để chấp nhận việc ân ái, âm đạo mới không bị “khô “. Trong chuyện giao hợp, người phụ nữ dù tinh thần hay thể xác có khô khan, nhưng khi họ chấp nhận chuyện chăn gối tức âm đạo sẽ tiết được chất oxytocin và hormone estrogen, vẫn có thể thụ thai, chỉ có người nam cảm thấy thiếu thốn nguồn cảm hứng khi thấy thể hình hay cử chỉ người nữ quá khô khan, thụ động.
Đơn giản vì trong khi ân ái, cơ thể người phụ nữ có thể xuất ra chất hormone estrogen (chất trắng đục), có tác dụng hỗ trợ cho oxytocin. Về cơ bản, oxytocin (chất nhờn) là một trong những hormone quan trọng có trong cơ thể cả người nam lẫn nữ, được tiết ra trong quá trình giao hợp và trong quá trình sinh nở của nữ giới. Nhất là nữ giới dù tinh thần và thể xác khô héo, nhưng lúc va chạm với giống đực tạo thành sự hưng phấn thì ngực và âm đạo sẽ được kích thích ngay (trừ người lãnh cảm, âm đạo khô), oxytocin bắt đầu phát tán theo máu đang chảy khắp cơ thể, gây cảm giác hưng phấn.
Trong tình yêu sẽ mang đến tính dục và tình dục giữa đôi nam nữ. Ngoài việc tìm thấy đối tượng hợp về tính cách, sắc diện, các cử chỉ vuốt ve chiều chuộng đồng thời cả về tiền tài, địa vị khi nhìn đến tương lai, nhưng chưa đủ tạo ra hạnh phúc.
Yếu tố hạnh phúc là tính chất tình dục trong mỗi người.
Ngày xưa có tục tảo hôn, ép hôn thường mang đến hệ quả khó lường, khi người vợ lớn hơn chồng cả chục tuổi. Có phụ nữ có đời sống tình dục mãnh liệt, hàng ngày được tự do tiếp cận bên chồng (nhưng chưa trở thành người đàn ông thực thụ) nên không hưởng thụ được gì, sẽ thường lén lút vụng trộm với trai tráng trong nhà ngoài xóm, còn ai giữ được lễ giáo “tam tòng tứ đức” cũng sinh ra chứng rối loạn bản chất như “thị dâm”, “thủ dâm” v.v…
Thị dâm là thích nhìn lén đối tượng được trực tiếp nhìn thấy hay tự phát họa ra các hình ảnh trong tâm trí. Còn thủ dâm là trực tiếp kích thích cơ quan sinh dục cho đến lúc thỏa mãn.
Rối loạn bản chất tuy không nguy hại đưa đến tật bệnh, nhưng về tâm lý sẽ không ổn định, có thể làm tiêu hao lượng dung dịch khi nghĩ đến cực điểm (hượt tinh), làm suy nhược thần kinh, sinh chứng lãnh cảm; nếu sau này người chồng lớn lên không đáp ứng được những đòi hỏi, hạnh phúc gia đình có những bất hòa sẽ xảy ra.
Vì thế trong tình yêu không chỉ để hai người ngồi ngắm nhìn nhau, diễn tả cái đẹp của nhau bằng thơ văn, mà còn mang ý nghĩa tính dục và tình dục, vì khi nảy sinh tình yêu là đã nghĩ đến dục tình bùng phát trong cơ thể mỗi người.
Không có tính dục không thể có tình yêu, không có tình dục gia đình không thể hạnh phúc. Những nam nữ khi chung sống bên nhau nhưng thường bỏ bê việc chăn gối, hay không đáp ứng được đòi hỏi, sẽ sinh ra chuyện vợ lớn vợ bé hay vợ cắm sừng chồng, “ông ăn chả bà ăn nem” v.v…
B/- TÍNH DỤC VÀ TÌNH DỤC
KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ?
Về mặt sinh lý học tình dục khác tính dục.
Tính dục nói đến bản chất sinh lý giới tính mọi người, thể hiện rõ trạng thái của giống cái hay giống đực, biết đòi hỏi nhưng có thể không có khả năng làm chuyện gối chăn. Tuy nhiên tư duy vẫn hướng đến đối tượng, như những cặp “ái nam ái nữ” (pê-đê) vẫn có thể gây tình cảm lẫn nhau, để thỏa mãn sự khao khát trong tính dục. Còn tình dục được thể hiện bản chất sinh lý tức làm được việc gối chăn giữa người nam và nữ và thể hiện bằng việc mau chóng, bền bỉ, hứng thú hay lãnh cảm.
Báo cáo của Masters và Johnson sau khi thử nghiệm trên 600 nam nữ thanh niên, cho thấy trong tình dục thân thể con người sẽ có nhiều điểm tạo ra cảm giác hứng thú dễ dẫn đến chuyện cần phải được thỏa mãn.
Những điểm nhạy cảm ấy như làn da trên thân thể, tai, môi, lưỡi, ngực, hậu môn và thứ trời ban cho nam hay nữ. Ngoài những điểm trọng yếu nói trên, ở nữ giới còn nhiều điểm nhạy cảm khác mà người đàn ông cần biết để săn sóc cho chu đáo, để họ có thêm nhiều hứng khởi.

Nam giới không như nữ, vùng nhạy cảm không nhiều, chỉ có môi miệng khi hôn nhau và dương vật, nhưng không thể sử dụng bất cứ lúc nào, vì còn phải làm nóng cho nó khởi động như đã nói. Những người gần như bất lực hay rối loạn cương dương, cần được làm cho máu dồn lên nhưng cực khó vô cùng; nữ giới không biết hành sự trong những lúc ấy sẽ khiến đối tượng càng đâm khó khăn rồi cụt hứng.
Làm nóng có nhiều cách miễn sao cho máu dồn vào khu vực liên quan gây thành sự cương, nóng, rồi sẽ ửng đỏ; do cơ quan sinh dục nam gồm có 3 ống tròn, đặc, khi ấy lưu lượng máu sẽ gia tăng gấp 30 đến 40 lần bình thường, nên bộ phận này sẽ được thay đổi nhanh chóng về kích thước. Người rối loạn cương dương phải mất nhiều thời gian hơn người bình thường; còn người yếu sinh lý đôi khi vừa cương dương đã sớm xuất tinh.
Về hiện tượng “yếu sinh lý”, tờ Thanh niên ra ngày 15/4/2007 có bài viết “Xuất tinh sớm, nỗi khổ của quý ông, vấn đề nan giải của các nhà chuyên môn” (tác giả Thanh Tùng), trong bài viết cho rằng bình quân một cuộc giao hợp kéo dài độ 10 phút, thì người phụ nữ mới đạt được khoái cảm cao độ.
Nhiều công trình nghiên cứu ghi nhận : trung bình phụ nữ châu Phi cần 12,5 phút, phụ nữ Mỹ cần 10 phút, phụ nữ Đức cần 8,5 phút, còn phụ nữ trung Quốc và Việt Nam chỉ cần 7 phút. Phụ nữ sẽ chưa kịp cảm nhận được khoái cảm, nếu người đàn ông “dừng chân” sớm quá.
Còn theo cố bác sĩ Nguyễn Tấn Trung (tức Trần Bồng Sơn) thời ông còn sống, trước đây phụ trách mục “Việc này biết hỏi cùng ai” trên các báo và trên tổng đài 1088 đã viết :
- Tại Việt Nam có thể chia “yếu sinh lý” làm bốn cấp :
Cấp I : mới vừa va chạm đã xuất tinh.
Cấp II : mới đúng vị trí, chưa kịp hành sự đã xong.
Cấp III : được mấy động tác.
Cấp IV : chưa đến 1 phút.
Cũng theo bài báo trên (số đã dẫn) viết, 8.000 nhà chuyên môn đến từ 131 quốc gia họp tại Berlin (Đức) về đề tài tiết niệu của nam giới, chỉ đưa ý kiến chung, chia xuất tinh sớm ra làm các dạng :
- Dạng nguyên phát, là dạng bệnh thật sự, nghĩa là lúc nào người đàn ông cũng mắc phải tình trạng “tệ hại” này, mặc dù người ấy đã lập gia đình từ lâu.
- Dạng thứ hai là dạng thứ phát, nghĩa là trước đó không bị xuất tinh sớm, nhưng vê sau mắc phải.
- Dạng thứ ba là dạng giả xuất tinh sớm, tức những người bị rối loạn cương, nhưng cứ tưởng mình bị xuất tinh sớm, bởi có nhiều trường hợp do dương cương kém trong lúc giao hợp dẫn đến dễ bị xuất tinh sớm.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Như giải đáp cho tác giả Thanh Tùng, dạng thứ ba cần chữa trị chứng rối loạn cương; dạng thứ tư là do so sánh bản thân với phim ảnh (do tiểu xảo của phim thường kéo dài thời gian hành sự), hay do người phụ nữ quá mãnh liệt, bền sức, nên thời gian giao hợp giữa hai người “ông nói dài bà nói ngắn”, việc này chỉ xem đồng hồ là rõ.
Ngược lại nữ giới kể cả khi bị ép buộc, hay mang chứng lãnh cảm, lúc nào cũng sẵn sàng bất cứ vào thời gian nào, nhưng có hứng cảm hay không là việc khác. Không hứng cảm sẽ xảy đến hiện tượng âm đạo khô ráo.
Khô ráo ở nữ giới là khi áp suất gia tăng trong không gian rỗng nhưng không bài tiết ra chất dung dịch làm thấm ướt (hormone oxytocin chất nhờn, hoặc hormone estrogen có màu trắng đục), khiến nam giới như không có dầu mỡ bôi trơn cho sự cọ sát, mặc dù trước khi xuất tinh trùng họ cũng xuất loại tinh tương (hormone oxytocin có độ nhờn thấp). Nên sự khô ráo ở nữ giới làm sinh hiện tượng nóng rát, cuối cùng nam giới không đạt đỉnh điểm do cố làm cho xong việc.
Ngoài ra trong đời sống tình dục cần tính đến sự cân xứng với thể trạng mỗi người như nông sâu, dài ngắn v.v… Nếu bất cân xứng, người nhanh trí phải tìm những tư thế cho phù hợp mới có thể thỏa mãn được sự đòi hỏi, bấy giờ mới tạo được hạnh phúc lâu dài.
YẾU TỐ NGŨ HÀNH
Trong triết học Trung Hoa nói về Hà Đồ – Lạc Thư, đã phân định ra 2 khí Âm và Dương, khi hợp là1 chia thành 2, tách thành 4… Cũng trong Âm Dương có sinh phải có tử để quân bình sự sống, nên Tạo hóa đã ứng dụng thuyết Ngũ Hành để có sự sinh khắc trong đời sống tạo thành mối khép kín “sinh lão bệnh tử”, nên nếu thuận gọi là sinh còn nghịch gọi là khắc để có sự suy tàn, hủy diệt.
Ngũ Hành gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Đến nay Âm dương Ngũ Hành được chấp nhận như sau :
- Âm Dương Ngũ Hành là KHÍ của vũ trụ, là VẬN khi chúng gặp nhau sinh biến động.
Về lý thuyết của Ngũ Hành được các nhà tượng số xem là 5 yếu tố căn bản. Sự sinh khắc của ngũ hành tương quan về luật giao hợp và sự thay đổi của Âm Dương, tạo nên muôn vật trên trái đất trong chu kỳ quay tròn mãi mãi.
- KIM thuộc những khoáng sản (than đá, kim loại)
- MỘC là thực vật, thảo mộc (cây cối, hoa cỏ)
- THỦY là nước (những gì thuộc dạng lỏng)
- HỎA là lửa (những gì thuộc chất nóng)
- THỔ là đất nói chung là khoáng chất (chưa hình thành ra khoáng sản).
Theo cổ học Trung Quốc, vua Phục Hy tìm thấy loại vật chất đầu tiên cấu tạo ra trái đất là hành Thủy.
Thứ tự của Ngũ Hành sẽ là Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ.
Quan niệm trên cũng phù hợp với kết luận của các nhà khoa học châu Âu, khi họ khẳng định tìm thấy nguyên tố đầu tiên trong vũ trụ là nước tức hành Thủy, tiếp sau mới đến các hành Hỏa, Mộc, Kim và Thổ.
Trong khi các nhà tượng số lại thống nhất sắp xếp ngũ hành theo thứ tự theo vòng tương sinh : Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy
Hình 1 theo đường tròn mũi tên là tương sinh, Thổ đứng giữa để xuất phát và thu về, còn có nghĩa đứng đầu 4 hành kia. Còn tương khắc với thứ tự : Mộc – Thổ – Thủy – Hỏa – Kim theo đường thẳng của mũi tên
Ngũ hành là bản thể của Âm Dương, là sự tồn tại các dạng vật chất. Khi vật chất bị bốc cháy thành hơi bay vào bầu trời thành ion điện trường đó là Dương. Các ion kết tụ thành các nguyên tố hóa học khác để tồn tại trên trái đất đó là Âm, khi chúng gặp nhau sinh ra hiện tượng sấm sét.
BIỆN CHỨNG NGŨ HÀNH
A/- VƯỢNG TƯỚNG HƯU TÙ TỬ
Sự sinh khắc tùy thuộc vào bản chất riêng, như Mộc sinh Hỏa hay Mộc khắc Kim, là sinh khắc một chiều, thực tế khi phân tích qua 5 bậc Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử (bảng trang bên) ta tính được độ số cát hung như sau :
Thí dụ : Mậu Dần ngũ hành thuộc THỔ, thì hành Kim được lợi (vượng, do Thổ sinh Kim), hành Thổ thành đạt (tướng, lưỡng Thổ), hành Hỏa bị diệt (hưu, Hỏa sinh Thổ), hành Thủy bị khắc (tù, Thổ khắc Thủy), hành Mộc được sinh (tử, Mộc khắc Thổ), theo thuyết biện chứng :
- Thổ sinh Kim : Kim được sinh còn Thổ hao tổn, Thổ gặp sinh xuất.
- Thổ với Thổ : lưỡng thổ thành sơn, ở đây là Thổ được bồi đắp thêm.
- Hỏa sinh Thổ : Hỏa đốt cháy Mộc nên cả 2 Hỏa, Mộc đều tổn hại cho Thổ được sinh, tức Thổ được sinh nhâp.
- Thổ khắc Thủy : Thổ được tốt còn Thủy bị hao. Thổ gặp khắc xuất.
- Mộc khắc Thổ : Thổ bị hao tổn còn Mộc được hoá sinh (Tử có nghĩa là con, mới được sinh), nên Thổ bị khắc nhập.
Qua thí dụ trên, sự tương sinh hay tương khắc chỉ có 1 chiều : Thổ sinh được Kim chứ Kim không sinh được Thổ; Thổ khắc Thủy chứ Thủy không khắc được Thổ…
Hành được sinh (sinh nhập) có lợi : Kim được Thổ sinh thì Kim được lợi, còn Thổ thì hao tổn (sinh xuất).
Hành bị khắc (khắc nhập) thất lợi còn hành khắc cũng hao tổn, như Thổ là hành khắc (khắc xuất), còn Thủy là hành bị khắc (khắc nhập).
Theo lý thuyết được Sinh nhập, Khắc xuất là tốt. Còn bị Sinh xuất, Khắc nhập là xấu.
Nhưng còn tính chất hóa hợp xung của Thiên Can, Địa Chi nên không vì những điều trên phải lo lắng.
Tương sinh có nghĩa nuôi dưỡng, thúc đẩy, trợ giúp; còn tương khắc có nghĩa ràng buộc, khắc chế. Nhưng xét theo Vượng Tướng Hưu Tù Tử sẽ có ứng dụng khác nhau :
Gặp tương sinh chưa phải là tốt, thí dụ :
- Kim dựa vào Thổ sinh (Thổ sinh Kim), nhưng Thổ vượng thì Kim bị vùi lấp, mất tích.
- Thổ dựa vào Hỏa sinh (Hỏa sinh Thổ), nhưng Hỏa vượng thì Thổ trở thành khoáng sản than đá, kim loại.
- Hỏa dựa vào Mộc sinh (Mộc sinh Hỏa), nhưng Mộc vượng thì Hỏa đang thuộc hưu, tù, tử̀ không thể bốc lên đốt cháy được cây to.
- Mộc dựa vào Thủy sinh (Thủy sinh Mộc), nhưng nhưng Thủy vượng thì Mộc trốc gốc phải trôi giạt.
- Thủy dựa vào Kim sinh (Kim sinh Thủy), nhưng Kim vượng thì Thủy đục nước có nhiều tạp chất đầy nguy hại.
Cho nên gặp Tương khắc chưa phải đã hung, thí dụ :
- Kim khắc Mộc nhưng Mộc cứng thì Kim phải mẻ.
- Mộc khắc Thổ nhưng Thổ khô thì Mộc chết.
- Thổ khắc Thủy nhưng Thủy dâng cao thì Thổ bị trôi, bị sụp lở.
- Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa vượng thì Thủy khô cạn.
- Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều thì Hỏa phải tắt.
Vì vậy hành nào là Vượng, Tướng dù bị khắc nhập hay sinh xuất đều vượt qua, còn những hành được sinh nhập hay khắc xuất đang ở thế Hưu, Tù, Tử, chuyển hung ra cát, chuyển cát thành hung.
Nhờ vậy mà chúng ta thấy sự sinh khắc của ngũ hành đều có những yếu tố xác định, như Mộc là cây cối tăng trưởng được là nhờ có Thủy (nuớc), nhưng cây không sống được ở sông mà phải sống trên đất, như vậy phải có Thổ (đất). Khi Mộc vượng thì Thủy lẫn Thổ đều gặp hao tổn. Trong ngũ hành đều có sự hỗ tương hay khống chế nhau, như Thổ bị khắc với Mộc (Mộc khắc Thổ) cần có Kim khống chế lại Mộc v.v…
Trong Hiệp hôn định cuộc cho rằng, lỡ gạo đã nấu thành cơm như Mộc lấy Thổ, để khắc chế hai mệnh Mộc và Thổ cần sinh đứa con tuổi Kim, gia đình tức khăc hòa thuận, hạnh phúc.
B/- ẤU – TRÁNG – LÃO
Ngoài yếu tố Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử, nên tính thêm độ số Ngũ Hành Ấu Tráng Lão, như Ấu mới sinh chưa thể phát huy được tính cát hung cao như Tráng đã trưởng thành, hay Lão không còn sức công phá như thời thanh niên trai tráng.
Đo độ số Ngũ Hành Ấu Tráng Lão phải qua 12 cung tính đường Sinh Vượng – Tử Tuyệt của vòng Trường Sinh, gặp Thai, Dưỡng, Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng là tốt, vì 7 cung này Ngũ Hành đang trong giai đoạn phát triển từ Ấu đến Tráng, còn 5 cung Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt là xấu, do đang ở giai đoạn từ Tráng qua Lão (xem hình 2).
THAI : là khí kết tinh khi Âm Dương kết hợp.
DƯỠNG : khí đã hình thành (khí thiếu dương hay thiếu âm)
SINH (Trường Sinh) : khí đang phát triển, còn non.
DỤC (Mộc Dục) :khí bắt đầu trưởng thành.
4 giai đoạn Thai – Dưỡng – Sinh – Dục thuộc dạng Ấu, khi từ khí thiếu dương hay thiếu âm (Thai, Dưỡng) chuyển sang khí thái dương hay thái âm (Sinh, Dục), tức đã đủ lông đủ cánh.
ĐỚI (Quan Đới) :khí bắt đầu tăng trưởng
LÂM (Lâm Quan) : khí đã thịnh (thái dương, thái âm đã đầy đặn)
VƯỢNG (Đế Vượng) : khí tráng cực
SUY : khí bắt đầu suy yếu dần, vì đã qua thời kỳ tráng kiện, thiếu âm hay thiếu dương bắt đầu phát sinh.
4 giai đoạn Đới – Lâm – Vượng – Suy thuộc Tráng đi từ khí đang cực thịnh (Đới, Lâm, Vượng) sang suy yếu (Suy).
BỆNH : khí già nua nên bệnh lão hóa.
TỬ : khí đã tận.
MỘ : hấp hối chờ chết.
TUYỆT : không còn khí dương hay khí âm, khi thiếu âm hay thiếu dương đang ở giai đoạn chờ kết hợp.
4 giai đoạn Bệnh – Tử – Mộ – Tuyệt thuộc Lão, khi khí thiếu âm, thiếu dương hình thành thì khí thái dương hay thái âm sẽ bị diệt.
Qua Ấu Tráng Lão trong chu kỳ Lục Thập Hoa Giáp với 60 tên gọi, cứ hai cặp Can Chi có chung một tên Ngũ Hành Nạp Âm, và mỗi hành còn gồm 6 tên gọi khác nhau để đánh dấu các giai đoạn Ấu, Tráng, Lão nói trên.
Như hành Thổ có “Lục Thổ” có thứ tự : 1- Lộ Bàng Thổ, 2- Thành Đầu Thổ, 3- Ốc Thượng Thổ , 4- Bích Thượng Thổ, 5- Đại Trạch Thổ và 6- Sa Trung Thổ. Hành nào là Ấu, Tráng, Lão của vòng Trường Sinh thuộc giai đoạn nào, cùng Cung Phi nam nữ chúng ta có bảng kê trước đây.
- Nếu Ngũ Hành đi từ Âu rồi trở về Ấu (theo chu kỳ 60 năm) lúc về già sẽ hồi xuân, mang tính trẻ trung vô tư như thời niên thiếu (Ấu), nếu mệnh hợp có tài lộc, hưởng được thú an nhàn, còn mệnh khắc phải chịu gian nan, sống trong tuổi già phải nhờ con cháu nuôi dưỡng như khi mới ra đời.
- Nếu Ngũ Hành đi từ Tráng, Lão, Ấu sang Tráng nếu bị khắc sẽ có tiền cát hâu hung; nếu đi từ Lão, Ấu, Tráng rồi về Lão dù mệnh khắc cũng đều có hậu vận tốt đẹp.
Đó là tính chất của mọi loại ngũ hành, để tính hành nào non, hành nào trưởng thành, mạnh mẽ và hành nào sắp cạn kiệt, suy thoái.
Có nhiều trường hợp cần luận thêm :
- Thí dụ : Hải Trung Kim (kim dưới biển), tính theo biện chứng sinh khắc.
Khi tương sinh có Thổ sinh Kim và Kim sinh Thủy :
- Thổ sinh Kim : thì Thổ hao Kim lợi, nhưng hành Thổ nào cho hành Kim được lợi ? Xét qua bảng Lục Thổ chỉ có hai loại hành Thổ có thể cho Kim lợi, là Sa Trung Thổ, Đại Trạch Thổ hoặc tối thiểu là Lộ Bàng Thổ, là những hành Thổ có thể tạo ra kim loại tức Kim được sinh nhập.
- Còn Kim sinh Thủy : Kim hao Thủy lợi là sinh xuất xấu. Nhưng xấu hay tốt với hành Thủy nào ? Khi xét bảng Lục Thủy chỉ có Đại Khê Thủy, Đại Hải Thủy mới làm cho hành Kim gặp hao tổn, còn Giang Hà Thủy, Tuyền Trung Thủy và Trường Lưu Thủy, hành Kim ít bị tổn hao, nếu gặp Thiên Hà Thủy lại không tương sinh tương khắc với Kim.
Khi tương khắc cũng tính theo biện chứng trên, đồng thời hành bị khắc (là hành đứng sau) đang trong giai đoạn Ấu, Tráng hay Lão và độ số ở vòng Trường Sinh như thế nào, để tính cát hung cho thích hợp.
NGŨ MỆNH ĐẶC QUÁI
“Ngũ mệnh đặc quái” sẽ cho thấy Thiên Can và Địa Chi khi cùng một ngũ hành, phương vị với Bát Quái sẽ cùng có những cách hóa hợp xung cát hung giống nhau.
Bảng này coi về đường công danh sự nghiệp hơn là xem gia đạo, hôn nhân, xin xem bảng Hiệp hôn định cuộc và Bát quái định cuộc.
- Hành KIM :
Thiên Can có Canh – Tân, Địa Chi có Thân – Dậu khi gặp Mệnh – Ngũ Hành sau đây sẽ có những hợp hóa xung như sau :
- KIỀN hành Kim : Số công danh phú quý, tài lộc vào ra như nước.
- KHẢM hành Thủy : Bềnh bồng chìm nổi (Kim sinh Thủy), tổn hao nhiều.
- CẤN hành Thổ : Nên ẩn cư dù Thổ sinh Kim, để hưởng thú an nhàn là tốt.
- CHẤN hành Mộc : Toại ý, toại chí trong chừng mực không to lắm.
- TỐN hành Mộc : Mùa Xuân Hạ có lộc, còn mùa Thu Đông kém lộc.
- KHÔN hành Thổ : Nhờ được phúc đức từ âm tổ, có công danh địa vị vững (Thổ sinh Kim)
- LY hành Hỏa : Không được sở đắc nhiều.
- ĐOÀI hành Kim : Số đắc địa – tốt
- Hành MỘC :
Thiên Can có Giáp – Ất, Địa Chi có Dần – Mão. Khi gặp Mệnh – Ngũ Hành sau đây sẽ có những hợp hóa xung như sau :
- KIỀN hành Kim : Có nhiều hão huyền, sống thiếu thực tê, nên không thành công.
- KHẢM hành Thủy : Bị bế tắc, nhưng tiền hung hậu kiết, làm lớn lại không bền.
- CẤN hành Thổ : Tốt khi Xuân Hạ đến, xấu khi Thu Đông về.
- CHẤN hành Mộc : Có vinh hoa phú quý.
- TỐN hành Mộc : Tuổi nhỏ nhiều gian nan, trắc trở nhưng về hậu vận sẽ tốt hơn.
- KHÔN hành Thổ : Khi thời vận đến mới phát tài lộc.
- LY hành Hỏa : Bị tổn tài hao của.
- ĐOÀI hành Kim : mùa Thu mới khởi sắc có tài lộc.
- Hành THỦY :
Thiên Can có Nhâm – Quý, Địa Chi có Hợi – Tý. Khi gặp Mệnh – Ngũ Hành sau đây sẽ có những hợp hóa xung như sau :
- KIỀN hành Kim : Gặp thời cơ vô cùng phát đạt như nước chảy xuôi, nhiều thuận lợi.
- KHẢM hành Thủy : Bị hãm địa lúc cát lúc hung, tài lộc bất định, nhiều suy nghĩ viễn vông.
- CẤN hành Thổ : Gặp nhiều hiểm trở.
- CHẤN hành Mộc : Dù được sở cầu như ý nhưng thân xác không được nhàn hạ.
- TỐN hành Mộc : Sóng gió, bôn ba lập nghiệp. Về mùa Thu Đông coi chừng tán tài tản lộc.
- KHÔN hành Thổ : Số nhàn hạ có tài lộc.
- LY hành Hỏa : Số ba chìm bảy nổi, khắc khổ, gian truân, thành bại đều có.
- ĐOÀI hành Kim : Kim sinh Thủy nên tài lộc dồi dào, công danh thăng tiến.
- Hành HỎA :
Thiên Can có Bính – Đinh, Địa Chi có Tỵ – Ngọ. Khi gặp Mệnh – Ngũ Hành sau đây sẽ có những hợp hóa xung như sau :
- KIỀN hành Kim : Tính quang minh, có trí thông minh, nếu thêm hào vị tốt sẽ có địa vị cao.
- KHẢM hành Thủy : Gặp phản phúc, tiểu nhân quấy phá (Thủy khắc Hỏa).
- CẤN hành Thổ : Hao tài, tổn thọ.
- CHẤN hành Mộc : Dù Mộc sinh Hỏa nhưng tài lộc giữ không bền.
- TỐN hành Mộc : Như lửa gặp gió, bạo phát, nên có cơ hội nên khởi sự ngay.
- KHÔN hành Thổ : Tuy không gian nan nhưng lại nhiều lo nghĩ.
- LY hành Hỏa : Lửa gặp lửa sẽ bốc, nhưng không nhiều may mắn. Có tiểu nhân rình rập ám hại.
- ĐOÀI hành Kim : Tính hay nghi ngờ, công việc trì trệ, tài lộc kém.
- Hành THỔ :
Gồm các cung KHÔN – CẤN, Thiên Can có Mậu – Kỷ, Địa Chi có Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Khi gặp các Mệnh – Ngũ Hành sau đây sẽ có những hợp hóa xung như sau :
- KIỀN hành Kim : Thời cơ bất nhất nên vận lúc cát lúc hung.
- KHẢM hành Thủy : hãm địa, công viêc không toại ý.
- CẤN hành Thổ : Vào những tháng Tứ Mộ (các tiết Thanh Minh, Tiểu Thử, Hàn Lộ và Tiểu Hàn, tức Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) sẽ có tài lộc tốt.
- CHẤN hành Mộc : Có thương tổn tài vật, làm nhiều cung không đủ cầu, vất vả.
- TỐN hành Mộc : Công việc nhiều vất vả nhưng được bù đắp lại bằng vật chất, chỉ đủ cơm áo.
- KHÔN hành Thổ : Phúc lộc trùng trùng, chức vị thăng tiến, buôn bán mua một bán mười.
- LY hành Hỏa : Được bù đắp những công việc đã làm, tài lộc gia trạch cũng hơn mọi người.
- ĐOÀI hành Kim : bôn ba không qua thời vận vì lúc cát lúc hung, lao đao nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu.
Thiên Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét