Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Cách tính Kim lâu

Các phương pháp tính kim lâu: 

hiện tại tôi biết có tất cả 6 cách tính kim lâu

1. Cách tính theo dân gian:
Dân gian ta thường có câu : “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. “Xem tuổi” ở đây ngụ ý chỉ tuổi Kim Lâu. Lại có câu : Một, ba, sáu, tám Kim Lâu Làm nhà, cưới gả hàng đầu phải kiêng 

- Nam: Lấy số tuổi chia cho 9, số dư mà = 1, 3, 6, 8 thì là phạm Kim Lâu (tính để xem tuổi làm nhà, sửa nhà) 
+ Nếu dư 1 là phạm Kim lâu thân (Gây tai hoạ cho bản thân người chủ); 
+ Nếu dư 3 là phạm Kim lâu thê (Gây tai hoạ cho vợ của người chủ); 
+ Nếu dư 6 là phạm Kim lâu tử (Gây tai hoạ cho con của người chủ); 
+ Nếu dư 8 là phạm Kim lục súc (Gây tai hoạ cho con vật nuôi trong nhà); Riêng cái này có phạm cũng không sao nếu bạn không phải người kinh doanh chăn nuôi hoặc quá yêu quý động vật . 
- Nữ: hàng đơn vị của tuổi mà = 1, 3, 6, 8 là phạm Kim Lâu (tính để xem tuổi lấy chồng)

2. Cách tính theo sách “Thông thư” của Trung quốc:

Trong sách “Thông thư” lý giải như sau : Lấy 24 phương vị gồm 4 quẻ, 8 thiên can và 12 địa chi, sắp xếp thành : phương Bắc gồm Nhâm– Tí – Quý ; Đông Bắc gồm Sửu – Cấn – Dần ; phương Đông gồm Giáp – Mão – ất ; Đông Nam gồm Thìn – Tốn – Tị ; phương Nam gồm Bính – Ngọ - Đinh ; Tây Nam gồm Mùi – Khôn – Thân ; phương Tây gồm Canh – Dậu – Tân và Tây Bắc gồm Tuất – Càn – Hợi. 
Bắt đầu tính khởi 1 ở góc Tây Nam, 2 đến Tây, 3 đến Tây Bắc, 4 đến Bắc, 5 vào cung giữa 
(trung cung), 6 ở Đông Bắc, 7 ở Đông, 8 ở Đông Nam, 9 ở Nam, đến 10 lại về cung giữa rồi tiếp hàng đơn vị 1 ở hướng Tây Nam v.v... Tính như vậy thì luôn luôn ta thấy 1 – 3 – 6- 8 ở các phương, góc có Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) có Tứ Sinh (Dần, Thân, Tị, Hợi). Vừa có “Mộ”, lại vừa là “Sinh” nên gọi Kim Lâu, ẩn chứa nhiều hung nguy hơn cát tường nên cần phải kiêng tránh. 


Tốn

8
Ly
9
Khôn
1
Chấn

7
5
Đoài
2
Cấn
6
Khảm
4
Càn
3


3. Cách tính theo Kim Oanh Ký


Tốn
80
Lục súc
Ly
90
Khôn
10
Thân
Chấn

70
50
Đoài
20
Cấn

60
Tử
Khảm

40
Càn

30
Thê

Tính Kim Lâu trước 50 Tuổi
Khẩu quyết: khôn - đoài - càn - khảm - cấn - chấn - tốn - ly.

Tính Kim Lâu sau 50 tuổi.(Tính từ 50 trở đi).
Khấu quyết: Trung cung - khôn - đoài - càn - khảm - cấn - chấn - tốn - ly.


Phạm cung Khôn: Nhất Kim lâu thân: Chính kỵ nhất.
Phạm cung Càn: Nhị Kim Lâu thê: kỵ người vợ.
Phạm cung Cấn: Tam Kim Lâu tử: kỵ cho con cái
Phạm cung Tốn: Tứ Kim Lâu lục súc: kỵ súc vật nuôi.


Có tám tuổi không cấm kỵ kim lâu khi tạo tác, và khi chết cũng không sợ trùng là tuổi : 
KỸ SỮU - TÂN SỮU
KỸ MÙI - TÂN MÙI
CANH DẦN - CANH THÂN
NHÂM DẦN - NHÂM THÂN

4. Cách tính theo phương pháp của Hoà thượng Thích Hoàn Thông


Tốn

80
Lục súc
Ly
90
Khôn
10
Thân
Chấn

70

5/50
Đoài

20
Cấn
60
Tử
Khảm

40
Càn

30
Thê

Hoà Thượng Thích Hoàn Thông có cách tính và lập luận thống nhất với tuyệt đại đa số cách sách và "thày", Cụ chỉ nêu mọt điểm khác biệt là tuổi nhập "trung cung". Cụ cho rằng nhập trung cung không chỉ có tuổi 50 mà còn các tuổi lẻ 5 cũng nên cho nhập trung cung. Cụ viết: "Đại, tiểu số đều liên tiết, thuận hành. Khi gặp số 5 và 50 thì nhập Trung cung (chỗ này, các nhà chỉ cho con số 50 mới nhập Trung cung còn các con số 5 khác thì đi luôn, nhưng xét kỹ thì đã gọi là cung Ngũ trung thì con số 5 phải nhập Trung cung mới đúng)". 

5. Cách tính đổi chỗ Tốn Khôn và khởi từ cung Cấn của chú Thiên Sứ:





6. Một dị bản khác còn lưu truyền:

Có sách lưu hành cũng khá rộng rãi, nhưng sách này không có tên tác giả, không nhà xuất bản thì dạy tính tuổi kim lâu: Tính 10 tuổi, 20 tuổi, 30 tuổi vào cung Khôn, số lẻ của tuổi vào cung Đoài, Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, tổi gặp các cung Đoài, Khảm, Chấn, Ly là tốt, không phạm Kim lâu. Như vậy, với cách tính này thì các tuổi 21, 23, 25 và 27 tuổi là tuổi tốt, không phạm kim lâu. Ai sử dụng cách tính này thì có kết luận như vậy

Các sách nói về thuật trạch cát của Trung Quốc không thấy đề cập đến khái niệm Kim Lâu. Kim Lâu chỉ có các cụ ta ngày xưa tính và coi trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét